Cao Bằng, nở rộ phong trào chăn nuôi – Xử lý nước thải chăn nuôi thế nào?

Hiện nay trên địa bàn tỉnh ngành chăn nuôi heo theo hướng trang trại công nghiệp và bán công nghiệp đang phát triển mạnh, việc xử lý nước thải sau chăn nuôi là vấn đề cần phải lưu ý và quan tâm. Vì nước thải sau chăn nuôi heo thường có mùi hôi thối, các chất tạo mùi thường có sẵn trong nước hoặc do vi sinh vật tạo thành từ các vật chất hữu cơ, nước thải càng thiếu oxy thì các chất tạo mùi được hình thành càng nhiều, nếu nước thải sau chăn nuôi xử lý không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh nghiêm trọng cho động vật và người. Do vậy, việc xử lý nước thải sau chăn nuôi là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay trong ngành chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

 Nước thải chăn nuôi heo là hỗn hợp cả nước tiểu, nước tắm gia xúc và nước rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi heo có tỉ trọng khối lượng chất rắn lơ lững như chất xơ,…

Thành phần của nước thải rất phong phú bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan vô cơ hay hữu cơ, và nhiều nhất là hợp chất chứa Nito và Photpho. Ngoài ra nước thải chăn nuôi heo còn chứa nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, nấm men, mùi hôi và vô số mầm bệnh khác.

Vì vậy việc xử lý chúng phải phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào phụ thuộc vào loại gia xúc nuôi là bò, trâu, heo hay dê và gia cầm vịt hay chim, hay các loại khác mà tính lượng nước thải phát sinh khác nhau. Điển hình loài phổ biến nhất là heo. Một ngày heo thịt có thể phát sinh dao động từ 15-35 lít/ngày và bảng chất lượng nước thải đầu vào có tính chất như sau:

 Chỉ tiêuĐơn vịNồng độ
Độ màuPt-Co350 – 870
TSSmg/l420 – 550
BOD5mg/l3500 – 9800
CODmg/l5000 – 12000
P tổngmg/l36 – 72
N tổngmg/l220 – 460
Dầu mỡmg/l5 – 58

Với tính chất ô nhiễm lớn, việc xử lý chúng không hề đơn giản, lựa chọn công nghệ xử lý phải dựa trên nguyên tắc sau: phải có công trình xử lý lượng chất rắn lơ lửng là phân heo, phải có bể hiếu khí để xử lý Nito và Photphat, phải có hồ sinh học,…

Theo nguyên tắc trên, Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo sau đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tạo ra ưu điểm vượt trội.

So do cong nghe chan nuoi

Sơ đ công ngh x lý nước thi chăn nuôi heo, Q=100m3/ngày

Ưu điểm của công nghệ :

+ Có công trình xử lý chất thải rắn lơ lững là hầm Biogas.

+ Xử lý triệt để Nito Photpho

+ Hồ sinh học.

+ Sử dụng lại nước thải.

+ Công nghệ sinh khí từ hầm Biogas nên có thể thu hồi khí đốt sử dụng cho nhu cầu nấu ăn uống.

+ Công nghệ vận hành đơn giản, chi phí xây dựng thấp so với các công nghệ khác.

Thuyết Minh Công nghệ.

Nước thải được thu gom bằng hệ thống ống dẫn kín để tránh tạo mùi hôi, nước thải được chảy qua song chắn rác lớn nhằm loại bỏ vật thể kích thướt lớn như túi ni long,.. sau đó nước được chảy về Hầm biogas.

Tại đây, nước thải được lưu lại với thời gian lý thuyết là 20 ngày và thực tế là 45-70 ngày, do vậy việc thiết kế bể này phải có dung tích lớn. nước thải chăn nuôi heo có hàm lượng chất hữu cơ cao và sử dụng hàm biogas cho công đoạn này để phân hủy kỵ khí nước thải là hợp lý mang lại hiệu quả cao, dễ dàng quản lý. Nước thải sau khi qua hầm Biogas, BOD giảm 45-50%, lượng SS giảm 70-80% và tiếp tục được lưu lại tại bể Điều hòa nhằm ổn định lượng nước thải, đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước thải cho các công trình xử lý tiếp theo. Nước thải chăn nuôi heo được bơm vào bể thiếu khí nhằm phân hủy  hai chất ô nhiễm cứng đầu là Nito và Photpho. Tại bể này quá trình khử nitrate diễn ra, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrate-nitrogen thành khí nitơ, nitrous oxide(N2O) hoặc nitrite oxide (NO)  được thực hiện trong môi trường thiếu khí (anoxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là :

Đồng hóa : Con đường đồng hóa liên quan đến khử nitrate thành ammonia sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi ammonia không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.

Dị hóa (hay khử nitrate) : Khử nitrate bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrate thành oxide nitrite, oxide nitrous và nitơ :

NO3-> NO2- >  NO(g) ->N2O (g) ->N2(g)

Lượng Nito và photpho được phân hủy gần như 80-90%, nước thải tiếp tục tự chảy sang bể
sinh học hiếu khí và quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra, lượng BOD sẽ tiếp tục được oxy hóa nhờ vi sinh vật hiếu khí có trong bể, hỗn hợp bùn và nước thải chảy sang bể lắng nhằm tách nước thải và bùn vi sinh ra với nhau, phần nước trong sau lắng được chảy sang hồ ổn định để quá trình xử lý được tiếp diễn và xử lý triệt để toàn bộ lượng chất ô nhiễm bởi thực vật. Phần bùn sau lắng được bơm tuần hoàn ngược  về bể thiếu khí nhằm bổ sung vi sinh cho quá trình xử lý. Nước được lưu lại trong hồ sinh học có thể được dùng để tưới cây, rửa sàng nhà,…. Trước khi nước ra hệ thống thoát ra ngoài môi trường phải qua công đoạn cuối cùng là khử trùng nhằm tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải và bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ toàn bộ lượng SS không lắng được trong bể lắng và hồ sinh học. Đến đây nước thải đã hoàn toàn đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT/Cột B.

Quý khách hàng mun biết thông tin chi tiết xin liên h trc tiếp vi chúng tôi đ được nhân viên ca Công ty chúng tôi tư vn mt cách tn tình và chuyên nghip nht, chc chn quý khách hàng s hài lòng.

Hotline: 0983.229.548

Bài Viết Liên Quan